Nhãn sản phẩm là gì?
Nhãn sản phẩm là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên sản phẩm, bao bì thương phẩm của sản phẩm để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về sản phẩm đó.
Nhãn sản phẩm được chia làm các phần sau:
a) Phần chính của nhãn (mặt trước của nhãn) là một phần của nhãn sản phẩm mà người tiêu dùng nhìn thấy dễ dàng và rõ nhất trong điều kiện trưng bày bình thường, được thiết kế tùy thuộc vào kích thước thực tế của sản phẩm và bao bì thương phẩm;
b) Phần còn lại của nhãn là phần của nhãn sản phẩm để ghi tiếp các nội dung bắt buộc và những nội dung khác. Mặt sau của nhãn (hay mặt bên của nhãn) có thể liền kề, ở mặt đối diện, phía trên hoặc phía dưới mặt trước của nhãn (hay mặt chính của nhãn);
c) Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của sản phẩm bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của sản phẩm còn thiếu.
Dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm nước ngoài
Dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu là công việc bắt buộc không thể thiếu khi các doanh nghiệp tiến hành công bố chất lượng sản phẩm. Vì sản phẩm muốn được bán, lưu thông ra ngoài thị trường bắt buộc phải công bố hàng hóa.
Các loại nhãn sản phẩm cần dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm
Hiện nay có 2 loại nhãn sản phẩm hàng hóa : nhãn gốc và nhãn phụ
I. Nhãn Gốc
– Nhãn gốc là nhãn thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì sản phẩm do cá nhân, tổ chức tự gắn lên.
II. Nhãn Phụ
– Nhãn phụ: Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định: Nhãn phụ sản phẩm là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc còn thiếu
=> Với quy định này thì khi bạn dịch nhãn sản phẩm từ nước ngoài sang tiếng việt thì bắt buộc phải dịch nhãn phụ sản phẩm
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
+ Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực thời điểm công bố
+ Các tài liệu bao gồm mẫu số 01 tại phụ lục I Nghị định này.
+ Tải mẫu số 01 phải có đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc dự kiến.
-> Như vậy Nhãn sản phẩm dịch sang tiếng việt phải công chứng theo quy định
Dịch thuật công chứng nhãn sản phẩm trong những ngành nghề nào?
Dịch thuật bao bì nhãn mác sản phẩm ngành thực phẩm:
- Đồ ăn, Thức ăn
- Đồ uống chai, lon
- Đồ ăn dạng hộp đóng gói
Dịch thuật bao bì nhãn mác sản phẩm ngành y tế, dược phẩm:
- Hộp thuốc, nhãn thuốc
- Hướng dẫn sử dụng thuốc, thiết bị y tế,…
Dịch bao bì sản phẩm ngành nông nghiệp:
- Thuốc trừ sâu
- Bao bì phân bón
- Bao bì thức ăn chăn nuôi, …
Dịch thuật bao bì nhãn mác sản phẩm ngành thời trang mỹ phẩm:
- Bao bì sản phẩm mỹ phẩm
- Hướng dẫn sử dụng mỹ phẩm, …
Dịch thuật bao bì nhãn mác ngành công nghệ:
- Hộp đựng sản phẩm công nghệ như hộp đựng điện thoại
- Máy tính
- Tai phone,…
- Và tất cả các lĩnh vực khác có bao bì sản phẩm cần dịch thuật.
Nếu bạn có thắc mắc về dịch vụ của chúng tôi hoặc dự án cần thuê phiên dịch, đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi.