Quý Khách đang cần một Công ty dịch thuật chuyên ngành kế toán, kiểm toán…chuyên nghiệp và giá thành tốt nhất tại Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn, Đà Nẵng… Quý Khách có thể tìm thấy được điều đó tại Công ty dịch thuật và Phiên Dịch Sài Gòn, công ty đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch thuật kế toán, kiểm toán…cho các công ty đa quốc gia tại Việt Nam.
1. Kiểm toán là gì?
Để hiểu được kiểm toán, trước tiên chúng ta nên nói về kế toán, vì hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cũng cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.
Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác đinh và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.
Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lí do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.
2. Các công việc của kiểm toán là gì?
Hiểu một cách đơn giản, các kế toán viên sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau để xác minh tính trung thực của tài liệu và tính pháp lý của các báo cáo tài chính, ví dụ như phương pháp đối chiếu, logic, diễn giãi thông tin, điều tra, quan sát, kiểm kê, thử nghiệm,… Với hoạt động đó, có thể thấy được 3 chức năng chính của kiểm toán, đó là:
– Xác minh tính trung thực và tính pháp của các báo cáo tài chính.
– Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
– Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.
Chúng ta phải hiểu rằng, các tổ chức ở đây không chỉ là các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn bao gồm cả những cơ quan Nhà nước, như đã nói kiểm toán hướng tới nhiều đối tượng khác nhau.
Có nhiều cách phân loại kiểm toán, nhưng để dễ hiểu nhất thì chúng ta nên phân loại theo chủ thể kiểm toán. Cụ thể, có 3 loại kiểm toán như sau:
– Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
– Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
– Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.
3. Nghề kế toán là gì?
Có thể hiểu kế toán là nghề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của doanh nghiệp.
4. Công việc của một kế toán viên
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
5. Những tố chất cần thiết của một người kế toán
Để trở thành một kế toán viên xuất sắc đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, nỗ lực hết mình. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.
6. Cơ hội và khó khăn trong nghề
Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở.
Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
7. Các cấp bậc của nghề kế toán
Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:
- Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
- Kế toán tổng hợp ($500 – $1200): ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
8. Kế toán làm việc ở đâu?
Kế toán là một bộ phận quan trọng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến. Vì vậy cơ hội việc làm cho nghề kế toán rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như kế toán viên, kiểm toán viên, kê khai thuế, chuyên viên tư vấn tài chính,… Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cả các đơn vị thuộc quyền quản lý của nhà nước.
9. Dịch thuật chuyên ngành kế toán, kiểm toán với những chuyên gia dịch thuật am hiểu sâu những chuẩn mực kế toán như vas, ías, ifrs chuyên nghiệp tại việt nam
Trong lĩnh vực kế toán, việc am hiểu những thuật ngữ về kế toán như: các định khoản, công nợ phải thu, nợ phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, tài sản lưu động…với việc áp dụng 26 chuẩn mực kế toán tại Việt Nam (VAS), cũng như việc kết hợp của chuẩn mực đó với IAS/IFRS trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam là điều không phải ai cũng có thể nắm vững được điều đó. Hơn nữa sự áp dụng đơn giản của chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ là sự áp dụng đơn thuần mà chưa cập nhật những thay đổi của IAS/IFRS trong những năm gần đây đã làm cho những kế toán kỳ cựu của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kế toán, kiểm toán cho các công ty nước ngoài.
Với ưu thế là Công ty Dịch thuật và Phiên Dịch Quốc tế, Chúng tôi có đội ngũ biên Phiên dịch tại nước ngoài vì vậy, ngoài việc tìm kiếm tài liệu từ các nguồn ngôn ngữ khác nhau, chúng tôi còn có hệ thống tra cứu tại các thư viện lớn ở các quốc gia khác nhau, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá và vô tận cho Quý Khách để tra cứu và tham khảo về lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán, chuẩn mực kế toán quốc tế
10. Các nguồn tra cứu và tham khảo chủ yếu trong lĩnh vực dịch thuật chuyên kế toán, kiểm toán.. như sau:
-Dịch thuật kế toán, kiểm toán từ Website chuyên về kế toán
-Dịch thuật kế toán, kiểm toán từ hệ thống thư viện lớn trên thế giới tham chiếu những chuẩn mực kế toán
-Dịch thuật kế toán, kiểm toán từ sách báo, tạp chí.. chuyên ngành tài chính
-Dịch thuật kế toán, kiểm toán từ nguồn video, clips, phim tư liệu..
-Dịch thuật kế toán, kiểm toán từ các luận văn chuyên đề
11. Các ngôn ngữ mà chúng tôi nhận dịch thuật chuyên ngành kiểm toán kế toán
Chúng tôi nhận dịch thuật chuyên ngành kiểm toán kế toán các ngôn ngữ Dịch Tiếng Anh, Dịch Tiếng Pháp, Dịch Tiếng Nga, Dịch Tiếng Đức, Dịch Tiếng Hungary, Dịch Tiếng Bulgaria, Dịch Tiếng Ukraina, Dịch Tiếng Ý, Dịch Tiếng Séc, Dịch Tiếng Trung, Dịch Tiếng Đài Loan, Dịch Tiếng Nhật, Dịch Tiếng Hàn, Dịch Tiếng Thái Lan, Dịch Tiếng Lào, Dịch Tiếng Malaysia, Dịch Tiếng Indonesia, Dịch Tiếng Myanma, Dịch Tiếng Tây Ban Nha, Dịch Tiếng Bồ Đào Nha, Dịch Tiếng Thụy Điển, Dịch Tiếng Đan Mạch, Dịch Tiếng Phần Lan, Dịch Tiếng Hà Lan, Dịch Tiếng Nauy, Dịch Tiếng Arập, Dịch Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, dịch thuật tiếng Campuchia, dịch tiếng Ba Lan
12. Lý do khách hàng lựa chọn dịch thuật kế toán, kiểm toán.. Của chúng tôi
2.Báo giá linh hoạt và ưu đãi cho khách hàng lâu năm và với số lượng lớn
3.Cam kết hoàn tiền 100% nếu sai sót dịch lớn hơn 9%
4.Bảo mật tuyệt đối với thông tin của khách hàng
5.Đảm bảo về thời gian và tiến độ dịch thuật, hiệu đính bằng các Bộ Quy trình kiểm soát chất lượng hàng đầu EN 15038: 2006, ISO 9001: 2008 được các tổ chức quốc tế công nhận như BVQI, APAVE..
6.Bảo hành sản phẩm vĩnh viễn, lưu trữ hồ sơ cho khách hàng trong vòng 10 năm
7.Hỗ trợ dịch thuật 24/24 đối với tất cả các dịch vụ Biên Phiên dịch
8.Tư vấn miễn phí các dịch vụ với đội ngũ tư vấn nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm trong công việc