Cánh cửa hội nhập đã rộng mở, song các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải rào cản lớn về ngôn ngữ và văn hóa, đây cũng là rào cản của các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Đâu là giải pháp cho vấn đề này?
Cơ hội chỉ đến với doanh nghiệp chủ động
Nền kinh tế thế giới đang chứng kiến sự hội nhập sâu rộng chưa từng có trong lịch sử. Bằng các hiệp định thương mại tự do, xu thế tự do hóa thương mại đã đạt đến ngưỡng và chuyển sang thuận lợi hóa thương mại.
Cùng với xu thế của thế giới, cánh cửa hội nhập của Việt Nam đã rộng mở, cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ hình thành. Việt Nam cũng đã và đang đàm phán, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với Hàn Quốc, Nga, Ấn Độ, EU, đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI: “Thông tin là quyền lực trong nền kinh tế, các doanh nghiệp cần nắm được đầy đủ và chính xác thông tin về lộ trình các FTA, các thị trường trong AEC để chủ động đưa ra chiến lược kinh doanh của mình”.
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhận định, trong môi trường hội nhập, cơ hội chỉ đến với những doanh nghiệp chủ động tìm hiểu và nắm được đầy đủ thông tin thị trường.
Để kinh doanh thành công, doanh nghiệp cần phải học cách kinh doanh trong bối cảnh mới, có nhiều đối thủ cạnh tranh sừng sỏ hơn đến từ các nước khác nhau, có thể cạnh tranh trên sân nhà hoặc sân khách với mức độ khốc liệt hơn rất nhiều. Chiến thắng chỉ đến với những doanh nghiệp nắm được thông tin, “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Tuy nhiên, khi tìm kiếm thông tin, hầu hết các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Việt phải đối mặt với rào cản ngôn ngữ và văn hóa, thói quen sinh hoạt của các quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ở góc độ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, phản hồi chính sách từ cộng đồng các doanh nghiệp FDI vẫn luôn than phiền về hệ thống pháp luật rườm rà, thiếu thống nhất và đặc biệt là cách giải thích pháp luật còn tùy nghi, không giống nhau giữa các địa phương gây khó cho doanh nghiệp.
Thực tế những năm qua chứng kiến nhiều thương hiệu lớn đổ rất nhiều tiền cho các chiến dịch xâm nhập thị trường nhưng vẫn thất bại do thiếu hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa bản địa, đưa ra những tên gọi, slogans gây hiểm lầm tai hại.
Giải pháp nào?
Bày tỏ lo ngại về năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh cánh cửa hội nhập đã mở toang, PGS-TS.Trần Hoàng Ngân, Hiệu trưởng trường Đại học Tài chính – Marketing nêu ví dụ: Hiện nay, người Thái đã bắt đầu đi học tiếng Việt. Các trung tâm dịch vụ ngôn ngữ, các tập đoàn lớn của Thái Lan đã mời các thầy giáo người Việt sang đó để dạy tiếng Việt. Rõ ràng, người Thái đã nhìn thấy cơ hội từ thị trường 90 triệu dân đầy tiềm năng của Việt Nam.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ta, đã yếu về hiểu biết thông tin thị trường, thông tin đối tác lại dường như đang đủng đỉnh hội nhập. Ngôn ngữ vẫn là thách thức lớn mà nếu không tìm cách vượt qua, doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh ngay trên sân nhà, chứ chưa nói tại các thị trường nước ngoài.
Giám đốc Công ty Saigon Translation Global cho biết, kinh nghiệm từ các thương hiệu toàn cầu cho thấy, mỗi khi đầu tư vào một quốc gia, vùng lãnh thổ, họ luôn làm việc với các công ty tư vấn đầu tư, công ty dịch vụ ngôn ngữ để tìm hiểu về ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, hệ thống pháp luật liên quan của nước “chủ nhà”.
Ở Việt Nam, hệ thống các công ty tư vấn đầu tư tổng hợp, các công ty dịch vụ ngôn ngữ cũng đã từng bước nhận được sự tin tưởng, hợp tác của nhiều thương hiệu lớn.
Trong đó, để xóa bỏ rào cản về ngôn ngữ, các thương hiệu lớn thường thuê các công ty dịch vụ ngôn ngữ chuyển ngữ hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến ngành nghề kinh doanh; tư vấn pháp luật; tư vấn về tên gọi, thương hiệu, nhãn hiệu, hình ảnh; dịch thuật các tài liệu liên quan để xin cấp phép và các chứng nhận liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ; thuê phiên dịch viên hỗ trợ trong các buổi làm việc với các đối tác…
Tuy nhiên, mặc dù yếu về tiềm lực, kinh nghiệm và thiếu về thông tin thị trường, song thói quen tìm đến các công ty dịch vụ ngôn ngữ, tư vấn đầu tư để mở cánh cửa thông tin thị trường, thông tin đối tác, đối thủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp Việt còn rất ít.
* Là đơn vị cung cấp dịch vụ ngôn ngữ (dịch thuật, phiên dịch); các giải pháp nhân sự; tư vấn văn hóa, đầu tư và kinh doanh với 10 năm kinh nghiệm, Saigon Translation Global là một trong những công ty của Việt Nam được nhiều đối tác tin cậy. Saigon Translation Global hiện có 70 nhân viên văn phòng cùng với trên 10.000 cộng tác viên trên thế giới và 12 văn phòng đại diện tại các thành phố lớn khắp thế giới như Tokyo (Nhật Bản), Sydney (Úc), Berlin (Đức), Bangkok (Thái Lan)…
Đặc biệt, để hỗ trợ các tập đoàn, công ty quốc tế tìm hiểu, đầu tư vào Việt Nam và AEC, Saigon Translation đã ra mắt dịch vụ “Asian Language Strategic Partner”. Ngoài ra, Công ty cũng có nhiều chương trình hỗ trợ về ngôn ngữ để các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư ra cộng đồng AEC và thế giới.